Đầu tư bđs nghỉ dưỡng là gì? Một số lưu ý khi đầu tư

0
Đầu tư BĐS

Đầu tư bđs nghỉ dưỡng là gì?

Theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Các tài sản khác do pháp luật quy định.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản bất động sản là tài sản không thể di dời, bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không tách rời và được xác định vị trí bởi đất.

Bất động sản nghỉ dưỡng là các bất động sản gồm biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn (Condotel), shophouse, minihotel,… được xây dựng bên trong các khu nghỉ dưỡng và được bán lại cho các chủ đầu tư.

Bất động sản nghỉ dưỡng cho nhà đầu tư thứ cấp hợp tác với chủ đầu tư để kiếm lời. Nhà đầu tư có 2 lựa chọn: tự mình đứng ra kinh doanh hoặc cho chủ đầu tư thuê lại vận hành kinh doanh, sau đó hưởng phần lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Trong đó, nhà đầu tư Việt Nam thường lựa chọn phương án 2, hợp tác với chủ đầu tư lớn.

Xem thêm: Đầu tư bất động sản như thế nào?

Những tiềm năng lớn của bất động sản nghỉ dưỡng

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến thị trường bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng ảnh hưởng rất nặng nề. Tuy nhiên, với những thuận lợi trong kiểm soát dịch và thích ứng an toàn, các chuyên gia, nhà đầu tư hy vọng bất động sản nghỉ dưỡng trong năm 2022 sẽ bùng nổ trở lại.

Tiềm năng bđs nghỉ dưỡng 

Tiềm năng bđs nghỉ dưỡng

Tốc độ tăng trưởng cao

Hiện nay, nền kinh tế trong nước và quốc tế xảy ra nhiều biến động thất thường, các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, ngoại tệ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngay cả kênh đầu tư truyền thống – tiết kiệm gửi ngân hàng cũng khiến nhiều khách hàng lo ngại trước hàng loạt vụ việc “tiền gửi không cánh mà bay”.

Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng đang được đánh giá là kênh đầu tư tiềm năng cùng với sự phát triển của ngành du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn hiện nay.

Theo số liệu từ Tổng cục du lịch Việt Nam: 

  • Nước ta đã đón tiếp 15.5 triệu lượt khách quốc tế và gần 80 triệu lượt khách nội địa trong năm 2018. 
  • Việt Nam vươn lên xếp top 3 trên 10 quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất. 
  • Tính đến quý III/2019, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 12.9 triệu. 

Những số liệu trên là tín hiệu đáng mừng báo hiệu sự tăng trưởng của bất động sản nghỉ dưỡng.

Nhu cầu lớn trong tương lai

Khi mức sống tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu hưởng thụ của người dân cũng ngày càng lớn. Các loại hình du lịch mới xuất hiện: 

  • Du lịch chữa bệnh, 
  • Du lịch mua sắm, 
  • Du lịch tâm linh,… 

Đó cũng chính là nguồn cung dồi dào cho cho thị trường bất động sản này.

Thách thức của  bất động sản nghỉ dưỡng

Một số vấn đề thách thức mà bất động sản nghỉ dưỡng gặp phải là:

Vướng mắc về pháp lý

Khi quyết định đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, ai cũng mong sẽ được sở hữu lâu dài một “ngôi nhà thứ hai” yên bình, thư giãn với thiên nhiên. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật hiện hành, sổ đỏ lâu dài chỉ cấp đất ở và đất nghĩa trang. Về phía các bất động sản nghỉ dưỡng, do phần lớn được xây dựng trên đất thương mại – dịch vụ, vậy nên sổ đỏ được cấp chỉ có thời hạn khoảng 50 năm. 

Ngoài ra, các quy trình cấp phép, thẩm định còn nhiều cập rập kéo theo tiến độ thi công của dự án bị trì trệ, chậm bàn giao cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư e ngại trong việc xuống tiền mua bất động sản nghỉ dưỡng.

Vấn đề về môi trường

Để xây được một khu nghỉ dưỡng với đầy đủ tiện nghi, chủ đầu tư cần phải sử dụng lượng quỹ đất rất lớn, đôi khi cần phải khai hoang để xây dựng. Ngành du lịch Việt Nam ngày càng khắt khe hơn với vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế các hoạt động du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan sinh thái. Điều này cũng khiến các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc tìm vị trí xây dựng dự án và phát triển các loại hình giải trí để đáp ứng nhu cầu cho du khách.

Hạn chế giao dịch, tồn kho tăng cao mùa dịch

Trước đây một trong những thách thức của bất động sản nghỉ dưỡng là tính thanh khoản tốt, các nhà đầu tư lướt sóng liên tục mua đi bán lại dẫn đến giá khu vực bị đẩy lên rất cao, có nơi  lên đến 140 – 150 triệu/m2.

Đến nay các giao dịch đã bớt sôi động, giá cũng chững lại do tình hình dịch bệnh kéo dài. Tuy nhiên bối cảnh này lại mở ra cho phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng một thách thức mới khi các dự án lần lượt cung cấp cho thị trường lượng hàng dồi dào nhưng lại thiếu người tiêu thụ.

Những lưu ý khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng

Một số lưu ý mà nhà đầu tư cần biết khi bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam là:

Lưu ý 

Lưu ý

Địa điểm của dự án

Địa điểm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Theo thống kê, có đến 90% các dự án đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng được xây dựng ở vùng ven biển, đồi núi.

Tuy nhiên, để thu hút được du khách địa điểm của dự án phải nằm ở vị trí trung tâm, sát bãi biển hoặc đồi núi có tầm nhìn đẹp, gần các tuyến giao thông như sân bay, cảng biển, đường cao tốc… để thuận tiện cho việc di chuyển.

Sự khác biệt của dự án

Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tình trạng khan hiếm của loại hình bất động sản này tại địa điểm dự án được đề xuất xây dựng. Bởi đó là lý do quyết định tính cạnh tranh của bất động sản nghỉ dưỡng.

Khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, mỗi dự án khác nhau luôn mang đến những điểm khác biệt. Những dự án có đầy đủ các dịch vụ tiện ích công cộng, đặc biệt là sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, hệ sinh thái, dịch vụ, môi trường, đầy đủ các khu vui chơi giải trí… chắc chắn sẽ thu hút lượng đông đảo du khách ghé thăm.

Đơn vị quản lý và phát triển dự án

Đây là yếu tố quan trọng vì nó liên quan đến uy tín của đơn vị quản lý. Một dự án được quản lý bài bản và chuyên nghiệp, cùng với dịch vụ chất lượng cao sẽ đảm bảo lượng du khách ổn định.

Tính thanh khoản của sản phẩm

Tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là một câu hỏi lớn. Chẳng hạn như thị thường căn hộ khách sạn Condotel, có những căn bị đẩy mức giá lên tới 80-90 triệu/m2. Mức giá này không đủ thu hút các nhà đầu tư mua đi bán lại để ăn mức tiền chênh lệch. Nhóm đầu tư này rút dần khỏi phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng khiến thị trường này giảm nhiệt. Nên chỉ còn nhà đầu tư lâu dài, quan tâm giá trị thực của bất động sản nghỉ dưỡng.

Kết luận 

Có thể thấy, bất động sản nghỉ dưỡng là một phân khúc tiềm năng mang lại nhiều giá trị lớn cho nhà đầu tư. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng để từ có có những quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn thành công!

Bài viết được thực hiện bởi trang Daututietkiem.vn, nếu bạn đọc có câu hỏi nào về đầu tư bất động sản hay tài chính, hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận cho chúng tôi biết nhé.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC