Đất trang trại là gì?
Đất trang trại hay đất sử dụng cho kinh tế trang trại là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, bao gồm:
– Đất trồng cây hàng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác, gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Đất trang trại
Tóm lại, đất trang trại đơn giản là loại đất có diện tích lớn, nối liền nhiều khu đất phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Đất trang trại còn có thể hiểu là đất nhà vườn, đất nông trang, nông trại… Nhà nước cũng khuyến khích mở rộng loại đất này để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Phân loại trang trại
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau:
– Trang trại trồng trọt;
– Trang trại chăn nuôi;
– Trang trại lâm nghiệp;
– Trang trại nuôi trồng thuỷ sản;
– Trang trại tổng hợp.
Bên cạnh đó, trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỉ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm.
Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Điều 5 Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
– Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
– Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
– Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Kinh nghiệm đầu tư đất trang trại
Chú ý vấn đề pháp lý đất trang trại
Nhà đầu tư cần lưu ý:
- Đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng chưa? Nếu có thì thuộc loại đất gì? Phù hợp để sử dụng làm trang trại không? Có còn thời hạn sử dụng không?
- Người đầu tư có thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng đất trang trại hay không?
Địa điểm mua đất trang trại
Nhà đầu tư cần lưu ý:
- Địa điểm đất trang trại đảm bảo người đầu tư có đủ điều kiện giao dịch bất động sản không? (có nơi cư trú tại cấp, xã phường, thị trấn đó hay không)
- Địa điểm đất trang trại tác động đến mô hình trang trại dự định đầu tư, yếu tố giao thông vận tải và cả mức giá mua bán đất.
Nguồn vốn đầu tư đất trang trại
Nguồn vốn dồi dào hay giới hạn sẽ tác động đến lựa chọn mua đất trang trại rộng hay hẹp, vị trí thuận lợi hay nơi có ít tiềm năng. Không nên đầu tư vào đất trang trại có mức giá đầu tư quá chênh lệch so với khả năng.
Lập kế hoạch, chiến lược lâu dài
Kinh nghiệm mua bán đất trang trại để đầu tư quan trọng nhất chính là lập kế hoạch, chiến lược lâu dài một cách chi tiết. Kinh tế trang trại có đặc trưng là cần thời gian cho nên bạn không thể vội vàng, muốn sinh lợi nhanh chóng khi vừa sở hữu đất.
Ngoài ra, đất trang trại không chỉ dùng để sản xuất kinh doanh mà còn cần thời gian để hình thành và phát triển hay chuyển đổi theo thị hiếu. Bởi vậy có được chiến lược, kế hoạch là điều cực kỳ cần thiết.
Thủ Tục Xin Cấp Đất Làm Trang Trại
Điều kiện được cấp đất làm trang trại
- Diện tích cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp: ít nhất 3,1ha (Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long) và ít nhất 2,1ha với các vùng còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa của cơ sở chăn nuôi cần trên 1 tỷ đồng/năm.
- Cơ sở sản xuất lâm nghiệp: diện tích tối thiểu 31 ha, giá trị sản lượng hàng hóa bình quân trên 500 triệu đồng/năm.
Thủ tục cấp đất làm trang trại
Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu để làm hồ sơ
- Đơn xin đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao có công chứng.
- Báo cáo tóm tắt: hoạt động, loại hình, kết quả đầu tư và sản xuất, quy mô của trang trại có xác nhận của UBND xã tại địa bàn.
- Bản sao có công chứng CMND/CCCD và 1 ảnh 3×4 của chủ trang trại.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn cấp huyện.
Bước 3: Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn xem xét hồ sơ và báo cáo với UBND huyện.
Bước 4: Chủ trang trại đến nhận giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về khái niệm và những kinh nghiệm đầu tư đất trang trại. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn một ngày tốt lành!