Lấn chiếm đất kênh bị xử phạt bao nhiêu tiền?

0
Đầu tư BĐS

Lấn chiếm đất kênh bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?

Căn cứ Khoản 6, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc lấn chiếm đất kênh như sau:

“Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác”.

Theo quy định trên, với vi phạm lấn chiếm đất kênh rạch thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.

Căn cứ Điều 17 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT quy định mức xử phạt với vi phạm lấn chiếm đất kênh như sau:

Mức phạt từ 100.000 đồng – 300.000 đồng

Mức phạt từ 100.000 đồng – 300.000 đồng áp dụng với một trong các vi phạm sau:

  • Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
  • Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.

Mức phạt từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng

Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng với một trong các vi phạm sau:

  • Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
  • Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
  • Phá dỡ, xê dịch mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi hoặc tự ý đấu nối kênh, đường ống dẫn nước;
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học, trồng cây lâu năm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
  • Đào đắp ao, hồ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Mức phạt từ 5.000.000 đồng – 25.000.000 đồng

Phạt tiền đối với hành vi mở rộng quy mô công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình dưới 10m2.

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình từ 10m2 đến 30m2.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng, cơi nới, lấn chiếm làm tăng diện tích công trình trên 30m2.

Mức phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng

Mức phạt từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng áp dụng với một trong các vi phạm sau:

  • Xây dựng trái phép công trình ngầm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Mức phạt từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng

Mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng áp dụng với một trong số các vi phạm sau:

  • Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi.
  • Xây dựng nhà ở, công trình phụ, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Việc lấn chiếm đất kênh ngoài bị xử phạt hành chính theo quy định trên, người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể như sau:

  • Buộc khôi phục tình trạng ban đầu
  • Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép theo quy định
Biện pháp khắc phục hậu quả 

Biện pháp khắc phục hậu quả

Đất lấn chiếm kênh rạch có được bồi thường khi bị thu hồi?

Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc, liệu đất lấn chiếm kênh rạch có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Câu trả lời là điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm là có Giấy chứng nhận (còn gọi là sổ đỏ) hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định. 

– Căn cứ Khoản 1, Điều 75, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp”. – Đất lấn chiếm kênh rạch có được cấp sổ đỏ không sẽ được chia thành các trường hợp sau:

Trường hợp 1 

– Lấn chiếm đất kênh rạch sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 22. Việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014

1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm”.

Nếu lấn chiếm đất kênh rạch sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ thì sẽ bị Nhà nước thu hồi để trả lại cho công trình và không được cấp Giấy chứng nhận với phần diện tích đã lấn chiếm. Vì vậy, trường hợp này sẽ không được bồi thường về đất khi bị thu hồi theo quy định.

Trường hợp 2 

– Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:

Tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng quy định:

“Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật”

Theo quy định trên, nếu có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà phần diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng thì người sử dụng đất sẽ được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Nếu được cấp Giấy chứng nhận thì khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường theo quy định.

Trường hợp 3

– Lấn chiếm đất kênh rạch trước khi Nhà nước công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ:

– Nếu không có tranh chấp với người khác đang sử dụng, quản lý phần diện tích đó thì người sử dụng đất sẽ được xem xét để cấp Giấy chứng nhận với phần diện tích đất kênh đã lấn chiếm. Tuy nhiên, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất lấn chiếm kênh rạch trước ngày 1/7/2014. Nếu được cấp Giấy chứng nhận bạn sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

– Trường hợp phần diện tích đất lấn chiếm kênh rạch đang thuộc diện có tranh chấp thì sẽ phải thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định trước khi có quyết định bồi thường.

Theo quy định trên, lấn chiếm đất kênh là hành vi trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc trả lại đất, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi lấn chiếm.

Kết luận

Hy vọng những thông tin về mức xử phạt người vi phạm lấn chiếm đất kênh sẽ hữu ích cho bạn. Cụ thể sẽ có 5 mức phạt khác nhau cho hành vi này. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nên tuyệt đối không được vi phạm. 

Chúc bạn một ngày tốt lành!

 

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC