Lấn chiếm đất lâm nghiệp có bị xử phạt không?

0
Đầu tư BĐS

Thực trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp hiện nay

Hiện nay, việc lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn diễn ra khá phức tạp. Dù các lực lượng chức năng tại các địa phương đã tăng cường các biện pháp ngăn chặn xong vẫn chưa hiệu quả. Thậm chí cơ quan chức năng phải xử lý các hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp trái phép, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khá phức tạp.

– Trên trang Báo Lâm Đồng điện tử số vụ và diện tích lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh như sau:

  • Huyện Lạc Dương: 204 vụ, hơn 35,3ha
  • Huyện Lâm Hà: 32 vụ, gần 11,9ha
  • Huyện Di Linh: 23 vụ, gần 1ha
  • Huyện Bảo Lâm: 15 vụ, hơn 2,2ha
  • Huyện Đức Trọng: 12 vụ, hơn 1,7ha
  • Huyện Đạ Huoai: 10 vụ, hơn 6,8ha
  • Huyện Đam Rông: 10 vụ, gần 3ha
  • Huyện Đơn Dương: 6 vụ, hơn 0,4ha
  • Thành phố Đà Lạt: 29 vụ, hơn 2,7ha
  • Thành phố Bảo Lộc: 2 vụ, 775m2.

– Trên trang Báo Sơn La Điện tử, tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp tại địa bàn tỉnh diễn ra rất phức tạp, tiêu biểu là vụ phá rừng làm nương ở huyện Sốp Cộp. Hạt Kiểm lâm huyện Sốp Cộp đã điều tra và làm rõ 117 đối tượng có hành vi chặt phá rừng trái pháp luật với tổng diện tích đất rừng bị phá lên đến 608.911m².

– Trên trang Báo Quảng Bình điện tử có đề cập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có gần 14.600ha rừng bị phá và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép, cụ thể:

  • Huyện Minh Hóa trên: 7.200ha
  • Huyện Tuyên Hóa trên: 3.200ha
  • Huyện Lệ Thủy trên: 1.000ha
  • Huyện Quảng Trạch: 925ha
  • Huyện Quảng Ninh: 923ha
  • Huyện Bố Trạch: 871ha
  • Thị xã Ba Đồn: 329ha
  • Thành phố Đồng Hới: 1,32ha

– Trên trang Đắk Nông Online, trên địa bàn tỉnh đang có 67.400ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tập trung chủ yếu tại các huyện Đắk Glong, Đắk Song, Krông Nô, Tuy Đức. Những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm chủ yếu được sử dụng để trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp như cà phê, sắn, hồ tiêu…

Mặc dù, công tác tuyên truyền giáo dục về quản lý, bảo vệ rừng đã được các địa phương quan tâm và tích cực triển khai. Nhưng tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn tiếp diễn khiến các cơ quan chức năng khá vất vả.

Lấn chiếm đất lâm nghiệp có bị xử phạt hay không?

Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng: “liệu lấn chiếm đất lâm nghiệp có bị xử phạt hay không?”. Câu trả lời là có bị xử phạt, tuy nhiên tùy từng trường hợp mà mức phạt sẽ khác nhau. Cụ thể theo Khoản 3, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, mức xử phạt với vi phạm lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép được quy định như sau:

Lấn chiếm đất lâm nghiệp có bị xử phạt 

Lấn chiếm đất lâm nghiệp có bị xử phạt

Tại khu vực nông thôn

– Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Tại khu vực đô thị

Căn cứ Khoản 5, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần so với quy định trên. Theo đó, tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài bị xử phạt hành chính như những quy định ở trên, người vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể như sau:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm 

– Buộc trả lại đất lâm nghiệp đã lấn, chiếm trừ 2 trường hợp sau:

  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về việc lấn chiếm đất lâm nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Cụ thể, phạt hành chính lên đến 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức. Không chỉ vậy, người vi phạm sẽ phải trả lại phần diện tích đất lấn chiếm và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC