Lấn chiếm đất công bị xử phạt bao nhiêu tiền?

0
Đầu tư BĐS

Lấn chiếm đất công là gì?

Ngày nay, hành vi lấn chiếm đất công cộng nói riêng và đất công nói chung diễn ra khá phổ biến ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

Lấn chiếm đất công là việc người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới/ranh giới mảnh đất sang phần diện tích đất công hoặc tự ý sử dụng đất công mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. 

Lấn chiếm đất công bị xử phạt như thế nào?

Lấn chiếm đất công có bị xử phạt theo quy định pháp luật. Việc xử phạt lấn chiếm đất công được quy định tại Khoản 1, Khoản 5, Khoản 6, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Lấn chiếm đất công sẽ bị xử phạt 

Lấn chiếm đất công sẽ bị xử phạt

– Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt theo quy định trên, tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

– Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực như sau:

  • Trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt. 
  • Trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
  • Trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
  • Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.
  • Trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.

Biện pháp khắc phục hậu quả 

Lấn chiếm đất công ngoài việc bị xử phạt hành chính thì người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể như: 

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, 
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm,
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm đất của Nhà nước.

Lấn chiếm đất công có được cấp sổ đỏ không?

Căn cứ Điều 22, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT, việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 như sau:

Lấn chiếm đất công có được cấp sổ đỏ không?

Lấn chiếm đất công có được cấp sổ đỏ không?

Trường hợp 1: 

– Sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ; hoặc 

– Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng; hoặc 

– Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác

Vậy nên, nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.

Trường hợp 2: 

Đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm:

– Không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng

– Không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông

– Không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác

Vậy nên, người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 3: 

Sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:

a. Sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì:

  • UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất.
  • Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nếu không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận.

b. Sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.

Vậy người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

c. Lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích:

  • Sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở
  • Không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ tầng công cộng 

Vậy, người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận.

d. Nếu lấn, chiếm đất kể từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014:

  • Mảnh đất vẫn đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp
  • Hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng

UBND cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho nông trường, lâm trường.

Trường hợp 4: 

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng:

– Đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

=> Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định.

– Đang sử dụng đất không thuộc trường hợp nêu trên thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

=> Người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Trường hợp 5: 

Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà:

– Đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.

– Không có tranh chấp

=> Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do UBND cấp tỉnh quy định. Trường hợp vượt hạn mức do UBND cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.

Nói ngắn gọn, một số trường hợp lấn chiếm đất công ích sẽ được cấp sổ đỏ theo quy định trên.

Quy trình xử lý lấn chiếm đất công

Căn cứ Điểm đ, Khoản 1, Điều 64 Luật đất đai quy định như sau:

“Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm”.

Vậy có thể nói lấn chiếm đất công trái phép sẽ bị thu hồi theo quy định trên.

Trình tự xử lý lấn chiếm đất công được quy định tại Khoản 4, Điều 71, Luật Đất đai:

Bước 1: Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.

Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế. Có 2 trường hợp xảy ra:

  • Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
  • Người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3: Ban thực hiện cưỡng chế có quyền:

  • Buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế
  • Tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế

– Nếu người vi phạm không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

– Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất công

– Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm đất công khá đơn giản và dễ làm. Bạn có thể tải tại đây hoặc tham khảo dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–***—–

……………, ngày…… tháng …… năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO

(Về việc Tên cá nhân/Cơ quan/Tổ chức có hành vi lấn chiếm đất công)

Kính gửi: Uỷ Ban Nhân Dân Phường/Xã…………………….. Quận/Huyện………………………

(Hoặc Cơ quan có thẩm quyền giải quyết)

Tôi tên là: …………………………………………………….. Sinh ngày: ……../ ………/ ………

Thẻ căn cước/CMND/số: ………………………… Cấp ngày…./…../…… Cấp bởi: ……………………….

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………..

Tôi làm đơn này để tố cáo [Ông Bà/ Cơ quan/Tổ chức]: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Nội dung vụ việc như sau: [Ví dụ như sau]

Tôi có một mảnh đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ………………………………….

Trước mảnh đất nhà tôi có một diện tích đất thuộc đường mòn của người dân đi và diện tích đất này không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, mảnh đất đó là đất công thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Tuy nhiên có một hộ dân ở gần đó tự ý chôn hai trụ bê tông trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Hai trụ bê tông này chôn trước mảnh đất nhà tôi đã chắn đường đi vào mảnh đất nhà tôi.

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Vì vậy, tôi làm đơn này kính mong Quý Cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng thẩm tra, xác minh, giải quyết và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của những người bị ảnh hưởng…

Tôi cam đoan về nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Kính mong Quý Cơ quan sớm xem xét và giải quyết để bảo vệ tài sản của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của những người bị ảnh hưởng.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu kèm theo:

– Bằng chứng về hành vi lấn chiếm đất

– …………

– …………

Người tố cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lấn chiếm đất công có được bồi thường khi thu hồi đất?

Căn cứ Khoản 3, Điều 82, Luật đất đai quy định như sau:

“Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này”.

Theo quy định trên, trường hợp lấn chiếm đất công trái phép sẽ bị thu hồi đất và không được bồi thường.

Kết luận

Qua bài viết này bạn đã hiểu được lấn chiếm đất công là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin này giải đáp được những thắc mắc của bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

 

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC