Chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

0
Đầu tư BĐS

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Có tất cả 5 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư 09/2021/TT-BTNMT bao gồm:

  • Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm
  • Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
  • Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
  • Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký biến động đất đai

Với 5 trường hợp ở trên khi chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, người sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định. Thủ tục cụ thể như sau:

Thủ tục đăng ký biến động đất đai

Thủ tục đăng ký biến động đất đai

Hồ sơ cần chuẩn bị

Người sử dụng đất cần chuẩn bị các loại giấy tờ để làm thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
  • Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động.

(Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT)

Nơi nộp hồ sơ

Người sử dụng đất có thể lựa chọn nơi nộp hồ sơ phù hợp như sau:

– Văn phòng đăng ký đất đai.

– Nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì:

  • Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Quy trình thực hiện

Điều quan trọng nhất chính là về quy trình thực hiện ra sao? Câu trả lời là quy trình khá đơn giản chỉ với 4 bước cơ bản. Theo Điều 85, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT quy định về trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai như sau:

Bước 1: Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký biến động tại một trong số các cơ quan trên.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

  • Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất.
  • Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Người sử dụng đất phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của cơ quan thuế.

Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp tục thực hiện các công việc sau:

  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
  • Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Kết luận

Tổng kết, có 5 trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn đọc vui lòng để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé! 

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC