Tổng diện tích sàn là gì và cách tính nhanh nhất?

0
Đầu tư BĐS

Diện tích sàn là gì?

Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao và diện tích mặt bằng của lô gia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói. Diện tích sàn cũng chính là tổng diện tích được dùng trong một công trình cụ thể. 

Diện tích sàn là gì?

Diện tích sàn là gì?

Diện tích sàn sử dụng là thông số quan trọng để tính diện tích sàn xây dựng. 

  • Diện tích sàn sử dụng (còn được gọi là diện tích giọt ranh) là tổng diện tích của các sàn có mái che. 
  • Diện tích sàn sử dụng được tính bằng tổng diện tích sàn nhà các tổng cộng với tổng diện tích phần mái đua ra khỏi tường bao ngoài của công trình (ví dụ: Mái chéo, ban công…)

Tổng diện tích sàn là gì?

Tổng diện tích sàn xây dựng có tên tiếng Anh là Gross Floor Area – GFA. Đây là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum. 

  • Theo quy định trong Thông tư số 03/2016/TT-BXD tổng diện tích sàn có tính tầng hầm.
  • Tổng diện tích sàn xây dựng chính là thông số quan trọng để tính tổng mức đầu tư xây dựng cho cả dự án. 
  • Thông số này bao gồm tất cả không gia trong tòa nhà như tầng hầm, tầng trung gian, tầng lửng. căn hộ áp mái.

Diện tích sàn xây dựng dùng để làm gì?

Bạn có biết diện tích sàn xây dựng dùng để làm gì không? Câu trả lời chính là dùng để tính chi phí xây dựng và chi phí khoán nhân công. Cụ thể như sau:

Tính chi phí xây dựng

Sau khi tính được diện tích sàn, ta có thể ước tính chi phí xây dựng dựa trên đơn giá xây dựng theo m2. Công thức tính toán như sau:

Chi phí xây dựng = Diện tích xây dựng x Đơn giá/m2.

Ví dụ: 

  • Tổng diện tích sàn xây dựng là 500m2, đơn giá xây dựng là 10.000.000 (đồng). 
  • Khi đó, chi phí xây dựng được tính = 500 x 10.000.000 = 5.000.000.000 (đồng).

Tính chi phí khoán nhân công theo m2

Dựa vào diện tích sàn xây dựng có thể ước tính số tiền khoán nhân công theo công thức:

Chi phí khoán nhân công = Diện tích sàn xây dựng x Giá khoán nhân công.

Ví dụ:

  • Tổng diện tích sàn xây dựng là 500m2, giá khoán nhân công là 2.000.000 (đồng). 
  • Khi đó, chi phí khoán nhân công = 500 x 2.000.000 = 1.000.000.000 (đồng).

Cách tính diện tích sàn xây dựng theo quy định

Công thức

Diện tích sàn xây dựng được tính theo 2 cách sau đây. Cụ thể:

  • Tính theo sàn, hoặc;
  • Tính theo mái

Công thức tính toán như sau:

Diện tích sàn xây dựng = Diện tích sàn sử dụng + diện tích khác

Cách tính 

Cách tính

Ví dụ: Diện tích đất là 100m2, dự định xây 3 tầng, đổ mái đúc bằng thì diện tích xây dựng được tính như sau:

  • Tính theo sàn thì công trình này có 3 sàn. Tổng diện tích là 300m2
  • Tính theo mái thì công trình này cũng có 3 mái. Tổng diện tích là 300m2.

Trong đó: Diện tích khác bao gồm phần móng, sân, tầng hầm, bể nước, bể phốt, trần WC, dầm giằng…

Phần móng, ngầm

Dựa trên kinh nghiệm của những kiến trúc xây dựng lâu năm ta có các thông số ước tính sau:

Hạng mục Giá trị
Móng đơn 20% – 25% diện tích tầng 1 (tầng trệt)
Móng băng, móng bè 40% – 60% diện tích tầng 1
Móng cọc 30% – 40% diện tích tầng 1
Nền bê tông cốt thép, bể phốt, hố ga bê tông cốt thép treo vào đài và dầm giằng 20 – 25% diện tích tầng 1

Tầng hầm

Ta có các thông số ước tính như sau:

Hạng mục Giá trị
Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1 đến 1,5 m so với code vỉa hè 150% diện tích bản vẽ
Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1,5 đến 2,0 so với code vỉa hè tính 170% diện tích bản vẽ
Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 2,0 trở lên so với code vỉa hè 200% diện tích bản vẽ

Sân thượng

Ta có các thông số ước tính như sau:

Hạng mục Giá trị
Sân thượng có dàn lam bê tông, lát nền và xây tường bao cao 1m 75% – 100% diện tích sân
Sân thượng lát nền và xây tường bao cao 1m 50% diện tích sân

Phần mái

Ta có các thông số ước tính như sau:

Hạng mục Giá trị
Mái láng, chống thấm, xây bao cao 20-30cm 15% diện tích mái
Mái chống nóng, xây cao 30% – 50% diện tích mái
Mái ngói trần thạch cao tính thêm 25% diện tích mái
Đổ bê tông lợp mái bên trên hoặc dán ngói tính thêm từ 50% – 75% diện tích mái

Phần sân vườn

Phần sân vườn tính 50% diện tích sân vườn. Bạn cũng nên nhớ những con số trên chỉ mang tính chất tham khảo và được điều chỉnh theo từng công trình, dự án cụ thể.

Ví dụ: Nhà 3 tầng mỗi tầng có diện tích là 200m2 sàn, 1 tum có diện tích là 100m2, móng cọc bê tông cốt thép, sân thượng phía sau 50m2, lan can cao 1m.

Ta có:

  • Diện tích sàn sử dụng = 3 x 200 + 100 = 700m2
  • Diện tích móng = 30% x 200 = 60m2
  • Diện tích sân thượng = 50% x 50 = 25m2

 Tổng diện tích sàn xây dựng = 700 + 60 + 25 = 785m2

Các khái niệm liên quan đến diện tích sàn

Các khái niệm liên quan đến diện tích sàn 

Các khái niệm liên quan đến diện tích sàn

Diện tích sàn căn hộ là gì?

Diện tích sàn căn hộ là diện tích sàn xây dựng của căn hộ đó, gồm cả tường bao và diện tích mặt bằng, ban công, cầu thang, ống khói…

Diện tích sàn trong sổ hồng là gì?

Diện tích sàn trong sổ hồng là diện tích sử dụng căn hộ chung cư theo hợp đồng mua bán và phải phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở.

Tổng diện tích sàn tiêu chuẩn là gì?

Tổng diện tích sàn tiêu chuẩn là thông số được tính toán dựa theo một tiêu chuẩn nhất định trong xây dựng và áp dụng với các thiết kế nhà điển hình.

Chẳng hạn như tiêu chuẩn nhà 3 tầng thì tầng 1 cao 3,6m, tầng 2 cao 3,2m, tầng 3 cao 3,4m. Khi đó, chủ xây dựng sẽ dựa vào đó để tính tổng diện tích sàn tiêu chuẩn cho 1 ngôi nhà 3 tầng.

Diện tích sàn thông thủy là gì?

Diện tích sàn thông thủy là diện tích được tính bằng cách đo căn hộ theo những nơi mà nước có thể chảy qua. Diện tích sàn thông thủy được coi là diện tích sử dụng căn hộ, nó bao gồm cả diện tích tường ngăn các phòng với nhau và diện tích ban công của căn hộ đó. Tuy nhiên, phần tường bao quanh căn hộ, tường phân chia các căn hộ và hộp kỹ thuật của căn hộ đó.

Kết luận

Bài viết này đã đưa ra một số thông tin về khái niệm cũng như cách tính diện tích sàn xây dựng chung và phổ biến. Tuy nhiên cách tính sẽ thay đổi phụ thuộc vào các gói thầu và thỏa thuận của các nhà thầu. Đây cũng là một lưu ý khi các bạn tiến hành xây dựng công trình, bên cạnh việc quan tâm đến chi tiết chi phí trên từng m2, bạn nên đặc biệt quan tâm đến tổng giá trị hợp đồng và những hạng mục mà nhà thầu thực hiện trong gói thầu. Chúc bạn thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC