Có nên đầu tư đất rừng sản xuất hay không?

0
Đầu tư BĐS

Hiện nay có nhiều nhà đầu tư đang có ý định tập trung vào những loại hình bất động sản ở những khu vực đồng bằng, đồi núi và cụ thể là đất rừng sản xuất. Vậy có nên đầu tư mua đất rừng sản xuất không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Theo quy định tại điểm C, khoản 1 điều 10 của Luật đất đai 2013 về phân loại đất. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Hiện tại, đất rừng sản xuất được chia thành 02 loại cơ bản:

  • Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên (rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên)
  • Đất rừng sản xuất là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư)

Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất hiện nay thế nào?

Đất rừng sản xuất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng. Theo Luật Đất đai 2013, có thể chuyển đổi sang các mục đích sử dụng như:

  • Chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất trang trại
  • Chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở

Chuyển nhượng đất rừng sản xuất giữa người bán và người mua (hoặc trong trường hợp cho, tặng, thừa kế,…) chỉ được phép thực hiện khí đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Hồ sơ chuyển nhượng đất rừng sản xuất bao gồm những gì?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng từ cá nhân, tổ chức này cho cá nhân, tổ chức khác. Trong đó bên chuyển nhượng sẽ được nhận một số tiền tương ứng với giá trị của quyền sử dụng đất từ bên nhận chuyển nhượng.

Sau khi thỏa thuận và tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật và kiểm tra đủ điều kiện chuyển nhượng đất. 02 bên (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ gồm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền);
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán

Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất

Vậy thủ tục mua bán đất rừng sẽ diễn ra như thế nào? Theo quy định hiện nay thì việc mua bán hay chuyển nhượng đất rừng sản xuất cần phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền. Thủ tục mua bán gồm có những hồ sơ như sau:

  • Thứ nhất, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. 
  • Thứ hai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc
  • Thứ ba, cần có giấy tờ chứng minh đất không có tranh chấp
  • Thứ tư, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng sản xuất phải được công chứng, chứng nhận. 
  • Thứ năm, các loại giấy tờ khác như như: Chứng minh thư nhân dân, sổ Hộ khẩu

Lưu ý: sau khi hợp đồng chuyển nhượng đã được hai bên ký kết thì cần phải hoàn thành thủ tục công chứng theo quy định. Sau đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ làm công việc sau:

  • Đầu tiên, nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo Điều 95 Luật đất đai 2013
  • Sau khi nộp hồ sơ đăng ký biến động sẽ tiến hành sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất.

Có nên đầu tư đất rừng sản xuất không theo quy định?

Đầu tư đất rừng sản xuất là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận thụ động và bền vững hàng năm. Vậy có nên đầu tư đất rừng sản xuất hay không? Bạn có thể cân nhắc mua đất rừng trong các trường hợp sau đây:

Có nên mua đất rừng sản xuất?

Có nên mua đất rừng sản xuất?

Mua đất rừng sản xuất khi “pháp lý an toàn”

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi quyết định có nên mua đất rừng sản xuất hay không đó chính là yếu tố pháp lý. 

  • Tính pháp lý của đất rừng sản xuất phải an toàn thì mới nên đầu tư mua. 
  • Ngoài ra, khu đất rừng sản xuất của bạn phải chuyển nhượng được. Vì nếu không may lô đất của bạn gặp phải đất tranh chấp hoặc đất hết thời hạn sử dụng… khiến cho không thể bán lại thì sẽ là một vấn đề lớn.

Mua khi mức giá đầu tư còn thấp

Hiện nay trên thị trường, mức giá đất rừng sản xuất dao động ở mức từ 1 – 30 nghìn đồng/m2. Nhìn chung mức giá đầu tư này là thấp. Bạn không nên mua ở thời điểm giá mua đất rừng sản xuất quá cao. 

Tiềm năng thị trường và mô hình đất rừng sản xuất

Cho đến hiện tại, nhu cầu sử dụng gỗ vẫn rất cao và không ngừng phát triển. Nếu sử dụng đất rừng sản xuất để trồng cây lấy gỗ cho năng suất và chất lượng tốt thì sẽ mang lại hiệu quả lâu dài rất cao. 

  • Khi sử dụng đất rừng sản xuất gỗ bạn sẽ không phải bận tâm về đầu ra của sản phẩm. Nhất là ngành nông, lâm nghiệp đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình và sự quan tâm của chính quyền. 
  • Ngoài ra, trong thời điểm thị trường bất động sản đang có nhiều biến động. Việc mua đất rừng sản xuất đang là sự lựa chọn tối ưu của các nhà đầu tư. Vì so với các loại hình bất động sản khác, đất rừng sản xuất là loại hình đầu tư trong thời gian dài và với giá trị đầu tư thấp so với tiềm năng và hiệu quả đầu tư. 
  • Quan trọng hơn là rủi ro đầu tư còn có thể được kiểm soát nếu các nhà đầu tư có cách quản lý và vận hành phù hợp. 

Đón đầu xu hướng và phù hợp với chủ trương của Nhà nước

Đầu tư vào đất rừng sản xuất đang rất phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển ngành lâm nghiệp. Nhận được sự quan tâm từ Chính phủ, các ngành Trung ương, các tổ chức trong và ngoài nước. 

Phát triển kinh tế rừng mang lại giá trị kinh tế, xã hội

Khi đầu tư vào đất rừng sản xuất bạn sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Mang lại công việc cho nhiều thế hệ, phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ của rừng. 

Ngoài ra, còn giúp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp theo quy định của pháp luật. Góp phần vào bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống. 

=> Vậy tổng quan có thể thấy, việc đầu tư vào đất rừng sản xuất ở thời điểm hiện tại là vô cùng thích hợp. Nó sẽ trở thành kênh đầu tư bền vững và có giá trị trong tương lai. 

Những lưu ý khi mua đất rừng sản xuất

Để hạn chế những rắc rối về vấn đề pháp lý thì khi mua đất rừng sản xuất bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Đất rừng sản xuất phải có sổ đỏ hoặc sổ xanh
  • Kiểm tra đảm bảo đất rừng sản xuất không bị tranh chấp, cầm cố ngân hàng và không vướng vào các vấn đề pháp lý. 
  • Điều quan trọng cần kiểm tra là xem thông tin đất rừng sản xuất có nằm trong diện quy hoạch hay không. 
  • Nên so sánh giá giữa các khu đất rừng lân cận với nhau, tránh bị mua hớ với giá cao
  • Nên mua chính chủ hoặc công ty giới thiệu uy tín, không nên mua đất rừng sản xuất qua cò mồi hoặc trung gian.

Thị trường đất rừng hiện nay

Thị trường đất rừng hiện nay được đánh giá là khá rủi ro. Việc rao bán đất rừng trái phép đã được ghi nhận tại rất nhiều địa phương, không riêng vùng ven Hà Nội. Đơn cử như tại TP. Đà Lạt, Bảo Lộc và nhiều huyện khác của tỉnh Lâm Đồng ồ ạt xuất hiện tình trạng phân lô, xẻ nền đất nông nghiệp, đất rừng gây biến dạng cảnh quan, tạo điểm nóng bất ổn kinh tế – xã hội.

Thị trường đất rừng hiện nay 

Thị trường đất rừng hiện nay

Đầu năm 2021, UBND xã Triệu Ái (Triệu Phong, Quảng Trị) bất ngờ xẻ 3/5ha diện tích đất rừng thành 123 lô đất, mỗi lô có diện tích từ 270 – 300m2 để bán cho người dân. Số diện tích này kéo dài hơn 1km mặt tiền tỉnh lộ 579. Sự việc vỡ lở khi bị Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị “tuýt còi” vì đất này là đất rừng sản xuất, chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Trước các vấn đề nóng gây nhiều hệ lụy, giữa tháng 6/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát và báo cáo kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án.

Văn phòng UBND TP. Hà Nội cũng có Thông báo số 373 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông về việc xử lý, khắc phục sau thanh tra về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi ranh giới quy hoạch đất rừng huyện Sóc Sơn.

Theo Thanh tra TP. Hà Nội, đến thời điểm tháng 5/2021, huyện Sóc Sơn chưa hiệu chỉnh diện tích trên giấy chứng nhận của 94 trường hợp cấp không đúng hạn mức, chưa ra thông báo dừng giao dịch đối với 21 trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch đất rừng.

PGS., TS. Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, thị trường bất động sản gần đây đã xuất hiện một số mô hình bất động sản kiểu mới. Mô hình này xây dựng từ việc phân lô, bán (cho thuê) đất rừng kèm những cam kết về chuyển đổi rừng sang đất ở (ra sổ đỏ) cũng như lợi nhuận gia tăng giá trị khi công trình đầu tư chỉ tạm bợ, ít chi phí. Thực tế, các loại sản phẩm mới này đều chưa có tính pháp lý rõ ràng, kinh doanh lâu dài thiếu ổn định và khó quản lý.

“Hiện tượng “xẻ rừng già xây biệt thự”, rao bán đất rừng làm khu du lịch nghỉ dưỡng… và những vi phạm pháp luật về đất đai có thể xảy ra nhiều hơn nữa nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và sự điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp trong thời gian tới “, PGS. TS. Doãn Hồng Nhung nhấn mạnh.

Kết luận 

Hy vọng những thông tin về khái niệm, điều kiện, hồ sơ, thủ tục và một số lưu ý sẽ giúp bạn có thể ra quyết định nên đầu tư đất rừng sản xuất hay không. Chúc bạn sẽ có những quyết định đầu tư thành công!

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC