Chứng quyền và phái sinh có gì khác nhau?

0
Chứng quyền

Hiện nay, thị trường chứng khoán đang thu hút được sự quan tâm của lượng lớn các nhà. Trong đó với khả năng sinh lời tốt và những đặc tính thú vị riêng, chứng quyền và phái sinh chính là 2 cái tên đang làm mưa, làm gió trong thời gian gần đây. Vậy 2 loại hình đầu tư này là gì, có sự khác biệt như thế nào? Hãy cùng Đầu tư Tiết kiệm theo dõi qua bài viết dưới đây.

Chứng quyền và phái sinh là gì?

Chứng quyền và phái sinh là gì

Tương tự như các loại tài sản khác, chứng quyền và phái sinh cũng có những định nghĩa và cách hoạt động riêng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 định nghĩa:

“5. Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.”

“9. Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.”

Theo đó, chứng quyền và chứng khoán phái sinh có những điểm giống nhau như sau:

  • Người sở hữu có quyền, nhưng không có nghĩa vụ mua cổ phiếu cơ sở/chứng quyền tại một thời điểm đã được ấn định với mức giá được xác định trước.
  • Tài sản cơ sở có thể là chỉ số cổ phiếu, chứng khoán, chứng quyền bảo đảm.
  • Phương thức thanh toán bằng tài sản cơ sở/tiền mặt.
  • Thời gian đáo hạn được xác định cụ thể. 

So sánh sự khác nhau giữa chứng quyền và phái sinh

Sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam được áp dụng là Hợp đồng tương lai (HĐTL) dựa trên trái phiếu Chính phủ và HĐTL trên chỉ số VN30. Theo đó, chứng quyền đảm bảo và phái sinh có những điểm khác biệt được thể hiện trong bảng như sau:

Tiêu chí Chứng quyền đảm bảo Chứng khoán phái sinh
Hợp đồng tương lai Hợp đồng quyền chọn
Tổ chức phát hành Tổ chức tài chính Sở giao dịch Chứng khoán
Thị trường giao dịch Giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở và sử dụng tài khoản chứng khoán cơ sở để giao dịch Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh do đó nhà đầu tư cần phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh để thực hiện giao dịch
Điều khoản sản phẩm Mỗi sản phẩm sẽ có những quy định khác nhau và được đưa ra bởi tổ chức phát hành. Được ban hành bởi Sở giao dịch chứng khoán và chuẩn hóa từng điều khoản
Khối lượng niêm yết Quy định số lượng phát hành trong thời gian cụ thể Số lượng hợp đồng tương lai/quyền chọn giao dịch phụ thuộc vào cung cầu
Ký quỹ Không cần ký quỹ Ký quỹ ban đầu và cần duy trì mức ký quỹ theo quy định Bên bán bắt buộc phải ký quỹ đảm bảo thanh toán
Bán khống Không được phép bán chứng quyền khi chưa nắm giữ Được phép mở vị thế bán khống ngay cả khi chưa nắm giữ Được phép bán quyền chọn không nắm giữ
Rủi ro thanh toán Không có trung tâm bù trừ, sẽ gặp rủi ro khi tổ chức phát hành không còn khả năng thanh toán Trung tâm bù trừ đảm bảo khả năng thanh toán
Rủi ro lợi nhuận Người mua: Cố định tối đa lỗ bằng phí quyền mua

Người bán: Lỗ không giới hạn

Người mua và người bán: Lỗ không giới hạn

Kết luận

Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa chứng quyền và phái sinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc quan tâm đã trang bị được thêm cho bản thân những kiến thức hữu ích, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn thành công!

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC