Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Tại sao cạnh tranh không lành mạnh là vi phạm pháp luật

0
Tài chính

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

(Theo khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018)

Cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh

Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện thực đã xảy ra hoặc cũng có thể chỉ là tiềm năng khi có căn cứ để xác định hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không có biện pháp ngăn chặn hành vi. 

Thứ hai:

Đối tượng thực hiện: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp.

Thứ ba: 

Đối tượng chịu thiệt hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng (khách hàng). Những nhóm doanh nghiệp chịu thiệt hại do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường được hiểu là các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp thực hiện hành vi. 

Thứ tư:

Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với  nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, “chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ mang tính trừu tượng và khó xác định. Bởi vậy đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý phải có những hiểu biết và có được sự đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để có thể phân định được rằng hành vi nào là hành vi đi ngược lại với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh trong một thời điểm nhất định, bên cạnh đó cũng đòi hỏi pháp luật cạnh tranh cần được chỉnh lý, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. 

Phân loại cạnh tranh không lành mạnh

Có thể chia các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành ba nhóm đó là: 

  • Các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác; 
  • Các hành vi mang tính chất công kích hay cản trở; 
  • Các hành vi lừa dối, lôi kéo bất chính khách hàng

Các hành vi mang tính chất lợi dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác

Đây là nhóm hành vi không cạnh tranh điển hình, thường được thực hiện dưới các cách thức như: Gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ, lợi dụng thành quả đầu tư của người khác, giá trị doanh nghiệp khác đạt được, xâm phạm bí mật kinh doanh để sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác… Phương pháp để xác định được hành vi gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa là đặt ra sự so sánh giữa các dấu hiệu để nhận biết hàng hóa của doanh nghiệp đang sử dụng bị coi là đã có hành vi sử dụng những thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nhóm hành vi trên cũng là dạng hành vi gần với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sự khác biệt chỉ nằm ở đối tượng bị xâm phạm. 

Các hành vi mang tính chất công kích hay cản trở

Nhóm hành vi này có bản chất chung là tấn công vào đối thủ cạnh tranh, triệt tiêu hoặc làm suy giảm các lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh thông qua các hoạt động như lôi kéo, mua chuộc nhân viên của đối thủ, đưa thông tin sai trái làm mất uy tín đối thủ cạnh tranh, và nhiều các thủ đoạn khác. 

Các hành vi này được thực hiện dưới rất nhiều cách thức đa dạng. Những hành vi này không điển hình và đôi khi khó phát hiện hơn nhóm hành vi trên nhưng các bên liên quan có thể sử dụng các quy định trực tiếp về gây thiệt hại và bồi thường thiệt hại của pháp luật dân sự hoặc cả hình sự để giải quyết tranh chấp một cách triệt để, thay vì áp dụng riêng quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.

Theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam, các hành vi được coi là các hành vi mang tính chất công kích hay cản trở doanh nghiệp khác gồm: hành vi ép buộc trong kinh doanh, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Các hành vi lừa dối, lôi kéo bất chính khách hàng

Bản chất của hành vi này là tạo ra lợi thế cạnh tranh gian dối để lôi kéo khách hàng đặc biệt là người tiêu dùng. Trên thị trường hiện nay có các hành vi kinh doanh bất chính đã và đang phổ biến như quảng cáo lừa dối, khuyến mại nhử mồi, chào hàng quấy rối hay ép buộc. 

Dưới góc độ cạnh tranh, lôi kéo khách hàng là cách thức doanh nghiệp thực hiện nhằm vào khách hàng, người tiêu dùng bằng cách đưa ra lý do để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình, tin tưởng những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình, từ đó tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ và quyết định mua của khách hàng, người tiêu dùng. 

Tuy nhiên, để lôi kéo khách hàng, các chủ thể kinh doanh sẵn sàng thực hiện các hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh dẫn đến gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích doanh nghiệp khác.

Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay ở Việt Nam

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra dưới nhiều hình thức, theo nhiều dạng khác nhau. Thông qua xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các cơ quan quản lý đã thu về cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền phạt và chi phí xử lý đáng kể. 

Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (tương đương 805 triệu đồng, đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng). Như vậy, số vụ vi phạm cạnh tranh tranh không lành mạnh không chỉ dừng lại như con số công bố chính thức hiện nay.

Ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh với nhà nước, xã hội

Đối với Nhà nước: 

Khi các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng mất lòng tin vào doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu một khoảng từ thuế của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, các hoạt động của thị tường cũng bị ảnh hưởng, chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn… 

Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp: 

Những hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh tác động rất lớn đến với những doanh nghiệp khác. Những tác động đó có thể kể đến như: giảm hiệu quả các chiến lược cạnh tranh, làm thiệt hại tài chính, giảm thị phần khách hàng, mất năng lực cạnh tranh dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản.

Đối với người tiêu dùng: 

Người tiêu dùng là người trực tiếp chịu tác động của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Những người tiêu dùng bị lừa dối bị mất tiền những giá trị thực sự nhận được mà sản phẩm mang lại không được như ý muốn. Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, quan ngại với những sản phẩm khác trên thị trường. 

Biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh

Nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, từ ngày 01/12/2019, đối với hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh:

  • Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin;
    • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin…
  • Đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
  • Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác…

Kết luận

Trên đây là những thông tin về khái niệm, đặc điểm, phân loại và thực trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay. Mong rằng qua đây bạn sẽ có cái nhìn khách quan và chính xác về vấn đề này.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC