Đầu cơ ngoại tệ là gì? Có nên đầu cơ ngoại tệ không?

0
Forex

Đầu cơ ngoại tệ là gì? 

Đầu cơ ngoại tệ là gì?

Đầu cơ ngoại tệ là gì?

Đầu cơ là việc nắm giữ, mua và bán các tài sản như hàng hóa, tiền tệ, bất động sản, bao gồm cả cổ phiếu và chứng khoán, để thu lợi từ những biến động của giá thị trường. Hình thức này đòi hỏi người đầu cơ phải có tư duy phân tích thị trường chuyên nghiệp để đưa ra dự đoán giá chính xác.  

Đầu cơ ngoại hối là việc mua một lượng lớn tiền tệ để tích lũy dự trữ và bán ra ngoài khi có sự chênh lệch về giá. Hiện nay các loại ngoại tệ phổ biến được quan tâm nhiều nhất là đồng EURO (đồng tiền châu âu), đồng rúp (tiền Nga) và USD (đô la Mỹ), bởi đây đều là những đồng tiền có giá trị cao trên thị trường.  

Có nên đầu cơ ngoại tệ hay không?

Câu hỏi có nên đầu cơ ngoại tệ hay không? Về cơ bản sẽ còn phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi người, tuy nhiên việc đầu cơ hiện nay sẽ dựa vào nhiều yếu tố, mỗi người sẽ có mục đích đầu cơ khác nhau và tùy vào từng hoàn cảnh. Vậy nên bài viết này Daututietkiem.vn sẽ đi phân tích 2 khía cạnh phổ biến hiện nay để bạn nắm rõ hơn. 

Có nên đầu cơ ngoại tệ hay không?

Có nên đầu cơ ngoại tệ hay không?

Trong năm qua, hầu hết các ngoại tệ chính, bao gồm đồng peso của Mexico, đô la của Úc, yên của Nhật, Rúp của Nga đều có xu hướng giảm mạnh so với đồng đô la Mỹ (USD). Theo dữ liệu từ CNN Money, đồng Peso giảm 20%, đồng đô la Úc giảm 21%, đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ giảm 24%, đồng Yên Nhật giảm 18%, đồng Rúp Nga giảm 45%.

Thế nhưng Việt Nam là nước áp dụng tỷ giá hối đoái cố định thế nên tỷ giá sẽ giảm mạnh khi ngân hàng trung ương chủ động phá giá. Tuy nhiên áp lực mất giá đối với đồng tiền Việt không còn quá lớn như thời gian trước, đồng thời ngân hàng trung ương cũng sẽ thường xuyên điều chỉnh tỷ giá. Do đó ngay cả khi đồng USD giảm giá mạnh cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tiền Việt Nam. Do đó, sẽ khó thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động đầu cơ tiền tệ trong thời gian tới. Ngược lại, đầu cơ với số lượng lớn có thể gặp rủi ro do thị trường có thể xảy ra biến động lớn khi biên độ được mở rộng khoảng ± 3%. 

Theo các chuyên gia, liên quan đến biến động phức tạp của tiền tệ quốc tế đã tác động phần nào đến hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu của Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp cần cân nhắc các giải pháp, biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đồng USD quốc tế đã tăng giá mạnh (chỉ số DXY tăng khoảng 10% kể từ đầu năm 2022), khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn hoặc đang phát triển bị mất giá. 

Ví dụ, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá 5,3%, đồng won của Hàn Quốc 4,7%, đồng baht của Thái Lan là 3,4% và đồng yên của Nhật Bản cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục. Biến động tiền tệ mạnh gây ra một số lo ngại cho nền kinh tế, liên quan đến quản lý lạm phát. Đặc biệt, đồng euro giảm giá khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó liên tục giảm, xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua và gần bằng với đồng USD. 

Theo các chuyên gia, cho rằng giá các các đồng tiền như USD, euro hay yên Nhật đều biến động ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu và Nhật Bản.

Mặc dù vậy hoạt động ngoại thương của Việt Nam tại thị trường đều sử dụng đồng USD lớn nhất (chiếm khoảng 70%), sau đó đến thị trường sử dụng đồng euro và yên Nhật (5-8%), vậy nên hoạt động xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng nhà nước), cho biết tỷ giá và thị trường ngoại tệ gặp nhiều áp lực nhưng những ngân hàng nhà nước đã điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ khác, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, các nhu cầu ngoại hối theo luật định được áp dụng đầy đủ, góp phần kiểm soát được lạm phát và ổn định kinh tế.

Tình hình ngoại tệ trong những tháng cuối năm 2022

Trong những phiên gần đây, đồng đô la Mỹ (USD) tăng ổn định, đạt đỉnh sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ tỷ giá. Những tuần qua, tỷ giá ngân hàng đã tăng khoảng 650 đồng, tương đương với mức tăng khoảng 2,6%, đây là mức tăng giá mạnh nhất của VNĐ so với USD kể từ đầu năm đến nay.  Lần điều chỉnh gần nhất do ngân hàng nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD được áp dụng cho ngày 25/10/2022 là 23.703 VND – mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, đây là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Cùng với đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tăng giá USD tại Sở Giao lên mức 24.870 VND đồng thời tiếp tục niêm yết giá mua USD, Mặc dù NHNN đã có những lần điều hành quyết liệt, tỷ giá USD trong nước tăng mạnh tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do. 

Hiện tại thị thị trường tự do giao động trong khoảng 24.575 – 25.100 VND/USD. Đối với thị trường thế giới, đầu phiên giao dịch ngày 25/10 (theo giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) do thị trường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng mốc 112 điểm.Sau khi nới biên độ tỷ giá USD/VND từ 3% lên 5%, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra các điểm thu đổi ngoại tệ, nhằm kiểm soát hoạt động của các đại lý chi trả ngoại tệ, đảm bảo các đại lý hoạt động đúng quy định pháp luật và ngăn chặn và xử lý kịp thời sai phạm phát sinh. Việc điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay vừa qua của ngân hàng nhà nước được đánh giá là phù hợp với xu hướng khách quan từ yếu tố tác động của thị trường tài chính quốc tế, đảm bảo cho quan hệ cung cầu ngoại tệ, ổn định thị trường, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Theo như phân tích, việc nới lỏng biên độ tỷ giá sẽ giảm đi sự cần thiết việc tăng lãi ngắn hạn và giảm sức ép lên dự trữ ngoại hối.

Ngăn đầu cơ ngoại tệ

Thạc sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng việc quyết định nới biên độ tỷ giá USD/VND tăng ở mức 6 – 7% trong năm nay là mức biến động phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện giờ. Hoạt động này không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu kinh tế vĩ mô. Thế nhưng vẫn còn nhiều rủi ro với thị trường ngoại hối bởi đồng USD được dự đoán có xu hướng tăng cao trong khi dư địa can thiệp thị trường ngoại hối của ngân hàng nhà nước đang hẹp dần. Theo đánh giá của  PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, nhìn nhận ngân hàng nước ta so với các quốc gia khác thì tiền đồng vẫn thuộc nhóm ít mất nhất so với đồng USD. Việc nới lỏng biên độ giá sẽ giúp các ngân hàng thương mại linh hoạt hơn trong việc mua bán ngoại tệ không rơi vào tình trạng “lách luật”. 

Đồng thời, việc nới lỏng tỷ giá hối đoái khiến người dân hạn chế mua bán, giúp thanh khoản ngoại tệ trong ngân hàng dồi dào hơn. Ông PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh nói “Nâng biên độ tỷ giá giao ngay sẽ giúp mua bán USD thuận lợi hơn, làm triệt tiêu nguy cơ đầu cơ. Bởi nếu giữ nguyên biên độ hiện tại thì chênh lệch giá USD chợ đen và USD chính thức tăng cao, khiến tình trạng đầu cơ ngoại tệ phát sinh”. 

Như vậy có thể thấy đồng USD vẫn có giá trị mạnh và không bị ảnh hưởng quá nhiều về hoạt động thương mại. Trên đây là những thông tin về việc đầu cơ ngoại tệ, hy vọng phần nào giúp bạn nắm rõ tình trạng đầu cơ vào những đồng tiền của nước ngoài, nếu bạn muốn tham gia vào thị trường này vậy hãy cân nhắc thật kỹ và đầu cơ một lượng vừa phải. 

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC