Đất đang có tranh chấp có được chuyển nhượng không?

0
Đầu tư BĐS

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Đất đai thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đất đang có tranh chấp là đất tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đất được xem là có tranh chấp khi có đơn yêu cầu giải quyết và được tòa án thụ lý. 

Đất tranh chấp có được chuyển nhượng không?

Đất tranh chấp có được chuyển nhượng không? Câu trả lời là không được phép chuyển nhượng. Cụ thể như sau:

Theo Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Đất tranh chấp 

Đất tranh chấp

Theo quy định trên nếu muốn thực hiện quyền chuyển nhượng thì phải làm thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Các dạng tranh chấp đất đai

Hiện nay, các dạng tranh chấp đất đai phổ biến là:

  • Tranh chấp xác định quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp liên quan đến các giao diện về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

3 cách giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 202, Luật Đất đai quy định như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

…”.

Theo điều trên, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, kết quả giải quyết tranh chấp đất đai sẽ phụ thuộc vào thiện chí giữa các bên. 

  • Trường hợp các bên không tự hòa giải được thì phải gửi đơn lên UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất để tiến hành hòa giải. 
  • Thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã được giải quyết trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường có có Giấy chứng nhận

Căn cứ Khoản 1, Điều 203, Luật Đất đai quy định trường hợp tranh chấp đất đai mà có giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết: 

“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.

Trường hợp không có Giấy chứng nhận

Căn cứ Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai quy định việc giải quyết tranh chấp đất đai với trường hợp không có Giấy chứng nhận được hiện như sau:

“2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Kết luận

Vậy theo quy định của Luật Đất đai, đất tranh chấp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu bạn muốn chuyển nhượng thì phải làm thủ tục giải quyết tranh chấp trước khi thực hiện giao dịch.

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC