Đất thổ cư có phải đất ở không? Phân biệt đất thổ cư và đất nông nghiệp

0
Đầu tư BĐS

Hầu như bất kỳ ai vừa bước chân vào giới bất động sản cũng đều thắc mắc đất thổ cư có phải đất ở không. Đây cũng là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ những năm vừa qua. Cùng tìm câu trả lời ngay qua bài viết này nhé.

Đất thổ cư có phải đất ở không?

Về khái niệm đất thổ cư là một cách gọi truyền thống của đất phi nông nghiệp nằm trong khu dân cư. Hay chính là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng phục vụ đời sống xã hội, đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận. 

Với câu hỏi này, xin được trả lời bạn đọc rằng chúng ta có thể hiểu đất thổ cư chính là một cách gọi khác của đất ở. Thực tế, “đất thổ cư” là cách nói theo âm Hán – Việt, còn “đất ở” là cách nói theo âm thuần Việt và hoàn toàn không có cơ sở nào để nói rằng “đất thổ cư” không phải là “đất ở”. 

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm: đất ở đô thị (ODT) và đất ở nông thôn (ONT).

Đất thổ cư và đất nông nghiệp có gì khác nhau

Để phân biệt đất thổ cư (đất ở) và đất nông nghiệp có gì khác nhau, đầu tiên chúng ta cần phải biết đất nông nghiệp là gì? 

Đất thổ cư và đất nông nghiệp

Đất thổ cư và đất nông nghiệp

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về phân loại đất, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: đất trồng lúa và đất trồng cây hoa màu hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; đất làm muối; đất nuôi trồng thủy sản; và đất nông nghiệp khác như đất để làm nhà kính, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đất ươm cây giống;…

Cụ thể hơn, tôi xin được chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của đất ở và đất nông nghiệp như sau:

Tiêu chí so sánh Đất thổ cư  Đất nông nghiệp
Về mục đích sử dụng Đất thổ cư (đất ở) là đất dùng để ở, để xây dựng nhà cửa và cả công trình phục vụ đời sống dân sinh khác. Đất nông nghiệp được sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là trồng trọt các loại lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi; làm muối; nuôi trồng thủy sản,…
Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất Không thể chuyển đổi từ đất ở thành đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp khi đủ điều kiện thì có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp, và được sử dụng vào mục đích để làm đất ở.

Lưu ý:

  • Trên thực tế, đất thổ cư nếu chủ sở hữu chưa có ý định xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác, thì vẫn có thể trồng các loại hoa màu. Nhưng đối với đất nông nghiệp, chủ sở hữu đất không thể xây dựng nhà ở hay các công trình trên đó. Nếu muốn xây dựng thì phải xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  • Bên cạnh đó tính chất của đất nông nghiệp là đất để sản xuất nuôi trồng, nên một khi đã chuyển đổi thành đất ở thì nó sẽ không thể trở lại đặc tính ban đầu nữa. 
  • Ví dụ như một diện tích đất dùng để trồng lúa, nếu xây nhà trên mảnh đất này, một thời gian sau không dùng nữa phá nhà đi, thì mảnh đất này cũng không thể dùng để trồng lúa nữa. Vì việc cải tạo, sử dụng đất đã khiến cho đất không còn màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa như ban đầu. 
  • Do tính chất một đi không trở lại này, để bảo vệ sản xuất nông nghiệp vốn là rất quan trọng ở nước ta, nên Nhà nước cũng rất chú trọng bảo vệ nguồn đất nông nghiệp này. 

Như vậy, sự khác biệt giữa đất ở và đất nông nghiệp có thể nói nôm na là đất ở là đất để ở, đất nông nghiệp là đất để làm nông. 

Kết luận

Có thể nói rằng đất thổ cư là cách gọi phổ biến của người dân về đất ở. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

 

Tôi là Dung - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư. Tôi rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ bạn dù chỉ một phần nhỏ trong công việc đầu tư.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC