Rủi ro đầu tư tài sản tài chính là gì? Các loại rủi ro thường gặp

0
Kinh nghiệm đầu tư

Đầu tư tài chính được xem là phương thức kiếm tiền mang lại tự do tài chính cho nhiều người, từ nguồn vốn nhàn rỗi các nhà đầu tư sẽ phân bổ nguồn tiền của mình vào nhiều loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên mặc dù cơ hội kiếm lợi nhuận cao nhưng đi kèm với đó là gặp không ít rủi ro về mặt đầu tư. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro đầu tư tài chính là gì và có những rủi ro gì mà nhà đầu tư có thể gặp phải trên thị trường? Thì hãy cùng Daututietkiem.vn tìm hiểu ở bài dưới đây. 

Rủi ro tài chính là gì

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro đầu tư các tài sản tài chính là gì?  

Rủi ro về đầu tư các tài sản tài chính là nguy cơ mất tiền hoặc những tài sản có giá trị mà bạn bỏ vốn ra để sở hữu, rủi ro là nguy cơ thua lỗ khi giao dịch hoặc đầu tư.  

Xem thêm: Rủi ro tài chính là gì? 

Các loại rủi ro đầu tư tài chính thường gặp 

Như đã đề cập trước đó, có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro tài chính và rủi ro tài chính có thể được định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh, có thể là rủi ro về mặt pháp lý và rủi ro toàn hệ thống.

Rủi ro đầu tư 

Rủi ro đầu tư là những rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh. Có nhiều loại rủi ro đầu tư khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều liên quan đến sự biến động của giá cả thị trường. Ta có thể xem về rủi ro thị trường, như rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. 

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến sự biến động giá của tài sản đầu tư. Rủi ro thị trường được hiểu là những biến cố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập đến một doanh nghiệp, tổ chức tài chính và nguyên nhân xuất phát từ thị trường. 

Ví dụ: Biến động tỷ giá, biến động giá vàng, biến động lãi suất, rủi ro ảnh hưởng từ mặt chính trị, suy thoái. 

Các nhà đầu tư nói chung thường phải chịu rủi ro thị trường cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Rủi ro thị trường trực tiếp là rủi ro mất mát do sự thay đổi bất lợi về giá của tài sản.

 Mặt khác, rủi ro thị trường gián tiếp là rủi ro đến từ một yếu tố thứ cấp hoặc phụ trợ (tức là rủi ro ít rõ ràng hơn). Ví dụ như đối với thị trường chứng khoán lãi suất ảnh hưởng gián tiếp đến giá của cổ phiếu thế nên đây được xem là rủi ro gián tiếp. 

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà các nhà đầu tư và nhà giao dịch không thể mua hoặc bán tài sản của mình ở mức như mong muốn. Ở đây tính thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành các loại tài sản có giá trị hoặc là tiền tệ tương đương. 

Xem thêm: Hạn mức rủi ro là gì? 

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là những tổn thất phát sinh từ việc nhà đầu tư không trả được gốc và lãi của khoản vay hoặc những người đầu tư vay mượn ngân hàng, tổ chức tín dụng không thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn khi được cấp các khoản tín dụng. 

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn gồm các hoạt động như: Bảo lãnh, cam kết, chấp thuận, hỗ trợ thương mại, cho vay ngân hàng, rủi ro ở những chứng khoán có giá như cổ phiếu, trái phiếu,… tín dụng thuê mua, đồng tài trợ. 

Rủi ro trong quá trình hoạt động

Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất tài chính do các lỗi trong các quy trình, hệ thống hoặc thủ tục nội bộ. Những lỗi này thường xuất hiện do lỗi không mong muốn của con người hoặc hoạt động lừa đảo cố ý. Để giảm rủi ro hoạt động, mọi doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra bảo mật thường xuyên, cùng với việc áp dụng các quy trình mạnh mẽ và quản lý nội bộ hiệu quả. 

Đã có nhiều trường hợp nhân viên công ty thực hiện các giao dịch trái phép với quỹ của công ty. Hoạt động này thường được gọi là lừa đảo giao dịch và gây ra thiệt hại tài chính lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là trong ngành ngân hàng. Các sự kiện bên ngoài cũng dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của công ty, chẳng hạn như yếu tố trừ thiên nhiên, sản xuất, vận hành,…

Rủi ro pháp lý

Rủi ro pháp lý đề cập đến những tổn thất do một công ty hoặc tổ chức không tuân thủ luật pháp và các quy định của thẩm quyền của pháp luật.  Để tránh những rủi ro như vậy, nhiều công ty sử dụng các quy trình đặc biệt, chẳng hạn như quy trình Rủi ro pháp lý AML và xác minh danh tính khách hàng (KYC).

Nhiều công ty đầu tư, ngân hàng đã phải đối mặt với các vụ kiện và hình phạt do không tuân thủ luật pháp (ví dụ: hoạt động mà không có giấy phép hợp lệ). Giao dịch nội gián và tham nhũng cũng là những ví dụ phổ biến về rủi ro pháp lý.

Rủi ro trên toàn hệ thống

Rủi ro trên hệ thống là đề cập đến một sự kiện nào đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của một thị trường hoặc phân khúc thị trường. Rủi ro hệ thống còn được gọi là rủi ro không thể đảo ngược, sự biến động hoặc rủi ro thị trường, ảnh hưởng đến tổng thể thị trường. 

Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư chú trọng vào cổ phiếu công nghệ, thì bạn có thể đa dạng hóa bằng việc đầu tư vào một loạt cổ phiếu trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn cổ phiếu ngành ngân hàng, ngành nông nghiệp… Tuy nhiên rủi ro hệ thống cũng sẽ bao gồm sự thay đổi về lãi suất, lạm phát, suy thoái. Sự thay đổi trong các lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường và không thể giảm thiểu bằng việc thay đổi vị trí trong danh mục cổ phiếu đại chúng. 

Xem thêm: Cách quản trị rủi ro danh mục đầu tư hiệu quả 

Như vậy trên đây là những chia sẻ về những rủi ro đầu tư tài chính mà các bạn sẽ gặp khi tham gia đầu tư. Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ nhận thêm được kiến thức mới, nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé. Để xem thêm về kinh nghiệm đầu tư hãy truy cập ngay trang daututietkiem.vn để nhận được những thông tin mới nhất nhé. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC