Khớp lệnh chứng khoán là gì? Phân biệt khớp lệnh định kỳ và liên tục

0
Kiến thức chứng khoán

Trong giao dịch chứng khoán hiện nay có rất nhiều thuật ngữ được dùng mà nhà đầu tư cần nắm được để có thể thực hiện việc giao dịch một cách dễ dàng. Trong đó, một thuật ngữ quan trọng mà nhà đầu tư cần biết đó là khớp lệnh chứng khoán. Bài viết dưới đây là những thông tin về khớp lệnh chứng khoán cũng như phân biệt giữa khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn về thuật ngữ này.

Khớp lệnh chứng khoán là gì? 

Khớp lệnh chứng khoán là gì

Khớp lệnh chứng khoán là gì

Khi thực hiện xong các thỏa thuận giữa bên mua và bên bán trên bảng giao dịch trực tuyến được gọi là khớp lệnh chứng khoán. Giao dịch khớp lệnh của 2 bên mua/bán sẽ được ghép với nhau để giao dịch theo mức giá phù hợp với nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường.

Sau khi 2 bên mua/bán đã thỏa thuận thống nhất thì giá khớp lệnh và số lượng giao dịch cụ thể sẽ được đưa ra. NĐT sẽ được kiểm soát một cách kỹ càng nhất bởi các giao dịch đều được công khai.

Khớp lệnh chứng khoán dựa trên các nguyên tắc nào?

Hệ thống dựa theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian dưới đây để khớp lệnh mua và lệnh bán chứng khoán:

Ưu tiên về giá

  • Ưu tiên thực hiện trước các lệnh mua có mức giá cao hơn
  • Ưu tiên thực hiện trước các lệnh bán có mức giá thấp hơn

Ưu tiên về thời gian

  • Lệnh nào nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước các lệnh có cùng mức giá.

Phân loại khớp lệnh chứng khoán

Khớp lệnh định kỳ

Là phương thức dựa trên cơ sở khớp các lệnh mua và bán tại 1 thời điểm xác định để thực hiện giao dịch, với mục đích tìm ra mức giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất.

Lệnh định kỳ thường được các sàn giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định giá đóng cửa và giá mở cửa.

Khớp lệnh LO

LO là viết tắt của 2 chữ Tiếng Anh – Limit Order, tức là lệnh giới hạn, được nhà đầu tư sử dụng cho mua/bán chứng khoán ở một mức giá nhất định để có lợi nhuận cao. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

Khớp lệnh ATO

Lệnh ATO (tên tiếng Anh: At the Opening) là lệnh giao dịch mua/bán một chứng khoán tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa. Trong quá trình khớp lệnh, lệnh ATO được ưu tiên hơn lệnh LO (lệnh giới hạn).

Lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trong 15 phút của phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ bị hủy khi các đơn đặt hàng ATO không khớp hoặc thực hiện không đầy đủ.

Khớp lệnh ATC

Lệnh ATC (tên tiếng Anh: At the Close) là lệnh giao dịch mua/bán một chứng khoán tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Trong quá trình khớp lệnh, lệnh ATC sẽ được ưu tiên hơn lệnh LO.

Lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trong 15 phút của phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa cho các loại cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE và HNX và sẽ tự động hủy khi lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ sau thời điểm xác định giá đóng cửa.

Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh LO

Lệnh LO (lệnh giới hạn) theo nguyên tắc khớp lệnh, cần lưu ý giá đã nhập vào hệ thống trước đó chính là giá khớp lệnh.

Khớp lệnh MP

Lệnh MP

Lệnh MP

Lệnh MP (Market Price) tức lệnh thị trường, là lệnh mua/bán ở mức giá tốt nhất hiện có (tức là lệnh mua ở mức giá bán thập nhất hoặc lệnh bán ở mức giá mua cao nhất) trên thị trường.

MP sẽ xét tiếp mức giá bán cao hơn (đối với lệnh mua) hoặc mức giá mua thấp hơn (đối với lệnh bán), trong trường hợp chưa thực hiện hết khối lượng đặt lệnh MP.

Nếu khối lượng lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp thì lệnh MP sẽ tự động chuyển thành lệnh LO để mua/bán tại mức giá cao hơn hoặc thấp hơn 1 bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

Phân biệt khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh liên tục Khớp lệnh định kỳ
Ưu điểm – Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường. Cung cấp liên tục mức giá chứng khoán giúp NĐT phản ứng nhanh nhạy hơn khi đưa ra những quyết định đầu tư theo kịp sự biến động của thị trường.

– Việc thực hiện giao dịch với tốc độ nhanh chóng và xử lý được khối lượng giao dịch lớn trong 1 phiên.

– Phù hợp với những thị trường quy mô lớn, khối lượng giao dịch nhiều và lệnh giao dịch đa dạng.

– Tìm ra mức giá cân bằng vì sau khi đã tập hợp lệnh mua và lệnh bán, nó cho phép xác định giá chứng khoán trong 1 khoảng thời gian xác định.

– Giảm thiểu sự biến động giá quá mức, nảy sinh từ những lệnh giao dịch có giá giao dịch bất thường. Qua đó giúp thị trường ổn định hơn về giá.

– Phù hợp với những thị trường nhỏ, khối lượng giao dịch ít, đặc biệt chi phí giao dịch được tiết kiệm hơn.

Nhược điểm – Trong phiên giao dịch có thể tạo ra sự dao động giá cả khá lớn và thị trường dễ bị tác động bởi những giao dịch có khối lượng lớn. – Không phản ánh được tức thời các thông tin thị trường vào trong giá chứng khoán.

– Bị hạn chế ở một mức nhất định đối với khối lượng giao dịch nên tính thanh khoản cho thị trường không được đẩy mạnh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến khớp lệnh chứng khoán là gì? Có mấy loại khớp lệnh chứng khoán cũng như phân biệt giữa khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Hy vọng bài viết sẽ đem lại cho nhà đầu tư những kiến thức hữu ích qua đó giúp đầu tư giao dịch hiệu quả hơn.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC