Mã cổ phiếu VIC – Đánh giá sự tăng trưởng của cổ phiếu 

0
Cổ phiếu

Đôi nét về Tập đoàn Vingroup

Đôi nét về Tập đoàn Vingroup

Đôi nét về Tập đoàn Vingroup

Tập đoàn Vingroup tiền thâm là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina vào ngày 8 tháng 8 năm 1993 bởi một nhóm du học sinh Việt Nam. Ban đầu Technocom hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm chuyên về sản xuất mỳ ăn liền tại  Ukraina với sự thành công rực rỡ của thương hiệu Mivina.

Trong những năm đầu thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina. Đến năm 2000, Technocom – Vingroup

trở về với Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực du lịch khách sạn, bất động sản, chứng khoán và thương mại tài chính với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước.

Thông tin về cổ phiếu VIC

Ngày 19/9/2007, Tập đoàn được cấp phép niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó với 80.000.000 cổ phần của Công ty đã chính thức giao dịch trên sàn HOSE với mã giao dịch VIC. Trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu ghi nhận với giá đóng cửa là 125.000 đồng/cổ phiếu. 

Và tại thời điểm viết bài (ngày 15/12/2021) giá cổ phiếu VIC đang trong giao dịch là 100.600 đồng/cổ phiếu với khối lượng 2,275,100. 

Thông tin về cổ phiếu VIC

Thông tin về cổ phiếu VIC

Xem thêm: Danh sách các mã cổ phiếu Bất động sản tốt nên đầu tư

Cách xem giá cổ phiếu VIC theo ngày 

Để có thể cập nhật thông tin về cổ phiếu cũng như so sánh mức giá qua các năm, các bạn có thể tra thông tin qua website cafef.vn 

Bước 1: Tra cứu thông tin chứng khoán vào hộp tìm kiếm 

Cách tra cứu cổ phiếu

Cách tra cứu cổ phiếu

Bước 2: Search mã chứng khoán, cổ phiếu VIC, tại đây bạn có thể xem lịch sử cổ phiếu theo từng ngày kể cả ngày đầu tiên lên sàn.

Cách tra cứu cổ phiếu trên cafef

Cách tra cứu cổ phiếu trên cafef

Bảng giá lịch sử cổ phiếu VIC

Bảng giá lịch sử cổ phiếu VIC

Tình hình kinh doanh trong quý III

Trong quý III/2021, doanh thu của VIC báo lỗ thuần 351 tỷ đồng, so với lãi trong quý III/2020 là 1.540 tỷ đồng, doanh thu của VIC là 30.1 nghìn tỷ đồng (giảm 16,2% so với cùng kỳ). Trong 9 tháng đầu năm 2021 lợi nhuận thuần của VIC là 32 nghìn tỷ đồng, giảm 20,7% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần là 91 nghìn tỷ đồng tăng, 21,7% so với cùng kỳ.

Dự án BĐS được cải thiện tuy nhiên lỗ về mảng khách sạn 

Về mảng BĐS nhà ở, kết quả kinh doanh có sự khả quan do doanh thu bán sỉ tăng nhanh trong quý III/2021. Xét riêng về mảng này doanh thu đạt 19,6 nghìn tỷ đồng, giảm 24,4% so với cùng kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận gộp cao là 77,9%, do doanh thu bán sỉ có tỷ suất lợi nhuận cao tương ứng trong khoảng từ 60% đến 80%. Lợi nhuận trước thuế giảm 8,2% so với cùng kỳ đạt mức 10,1 tỷ đồng. 

Doanh thu cho thuê BĐS là 972 tỷ đồng, giảm 45,6% so với cùng kỳ, nguyên nhân do sự giãn cách xã hội trong tình hình dịch Covid-19 khiến cho các TTTM tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh miền Nam khác phải đóng cửa.

Kết quả kinh doanh trong quý III năm 2021 của VIC

Kết quả kinh doanh trong quý III năm 2021 của VIC

Về mảng cho thuê BĐS, trong quý III/2021, chỉ riêng phía Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE) đã cung cấp gói hỗ trợ trị giá 925 tỷ đồng cho khách thuê chủ yếu dưới hình thức miễn tiền thuê. Về mảng này lợi nhuận trước thuế đạt 339 tỷ đồng, giảm 80,1% so với cùng kỳ. 

Về mảng khách sạn, doanh thu chỉ ở mức thấp 644 tỷ đồng (giảm 46,6% so với cùng kỳ) và lỗ hoạt động 2,3 nghìn tỷ đồng (giảm 52,3% so với cùng kỳ).

Theo phía công ty, bên Vinpearl đã chuyển sang phục vụ khách hàng lưu trú ngày dài trong thời gian cách ly với quy mô 27/35 cơ sở vẫn hoạt động trong quý III/2021. Như vậy ước tính tổng số phòng đã cho thuê đạt 221.000 phòng (tăng 6,8% so với cùng kỳ).

Thế nhưng doanh thu từ Công viên giải trí Vin Wonder lại không được đáng kể cho lắm so với mức 317 tỷ đồng trong quý III/2020.

Về sản xuất, doanh thu sản xuất bao gồm ô tô Vinfast và xe máy điện là 3,55 nghìn tỷ đồng (giảm 25,5% so với cùng kỳ). Mảng này bị lỗ khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng (có giảm mức lỗ là 56,6% so với quý III/2020.

Về giáo dục và y tế, doanh thu đạt 777 tỷ đồng (giảm 36,6% so với cùng kỳ), đóng góp vào tổng doanh thu là 2,6%. Về tổng lỗ mảng này là 436 tỷ, so với quý III/2020 là 441 tỷ đồng.

Về HĐ tài chính công ty lỗ thuần 1,28 nghìn tỷ đồng trong quý III/2021 so với mức lãi thuần từ HĐ là 1,6 nghìn tỷ đồng trong quý III/2020 nhờ không còn khoản lãi từ việc rút vốn khỏi CrownX.

Chi phí bán hàng & quản lý ở mức cao là 70 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí quản lý và bán hàng có mức doanh thu tăng 23,4% trong quý III/2021 (so với quý III/2020 là 12,1% và trong quý II/2021 là 20,9%). Theo phía công ty, chi phí gia tăng chủ yếu là nhờ kinh phí chi cho việc hỗ trợ chống dịch. Tính từ đầu năm đến nay, giá trị khoản tài trợ khoảng 180 triệu USD. Cùng với đó công ty có kế hoạch sẽ hỗ trợ thêm 100 triệu USD trong trong quý IV/2021. 

Từ đó lợi nhuận trước thuế của Vingroup trong quý III/2021 là 3,3 nghìn tỷ đồng (giảm 8,1% so với cùng kỳ), trong khi đó thuế suất hiện hành là 92,2%, thuế này cao do các khoản lỗ tại một số công ty con và không thể sử dụng để bù trừ cho khoản thuế đã nộp cho các doanh nghiệp có lãi và lãi từ HĐ tài chính. 

Đánh giá về cổ phiếu VIC

Xét về độ dài hạn, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tập đoàn. Trung tâm chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá cao về việc Vingroup tận dụng tầng lớp thu nhập trung bình cao đang gia tăng của Việt Nam. Đặc biệt với việc thông qua các công ty BĐS như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl. 

Với lại nói về tiềm năng của hãng xe điện VinFast trở thành một thương hiệu thống trị trong nước cũng như một nhà sản xuất xe điện toàn cầu trong dài hạn.

Theo phía HSC, dự báo lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) dự phóng trong năm 2021 chủ yếu do sự thay đổi trong ghi nhận doanh thu bán buôn bởi việc điều chỉnh giảm cho các khoản tài trợ cho công cuộc chống dịch của VRE và VIC. Dự báo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ đạt 8,5 nghìn tỷ đồng, so với mức lỗ EBIT năm 2020 là 3,3 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (giảm 40% YoY). 

Sự tăng trưởng EBIT của VIC đạt lần lượt 182%/31% và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích CĐTS đạt 26%29% tương ứng với các năm 2022/2023 nhờ lợi nhuận mạnh mẽ từ việc buôn bán BĐS và sự phục hồi từ việc cho thuê bán lẻ, từ đó bù đắp cho các khoản lỗ. 

Có nên mua cổ phiếu VIC không?

Theo phía chuyên gia dự báo giá mục tiêu của VIC có thể lên đến 127.000 đồng/cổ phiếu. Thế nhưng điều chỉnh khuyến nghị MUA thành KHẢ QUAN, trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục tăng 14% trong 3 tháng qua. Cùng với đó giá mục tiêu đưa ra đấy là dựa vào 2 yếu tố sau đây: 

– Tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2022

– Sự điều chỉnh tăng đôi với việc định giá mảng BĐS và cho thuê bán lẻ tăng.

Như vậy trên đây là những thông tin liên quan đến tình hình của cổ phiếu VIC cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup trong quý III/2021. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nắm được tình hình mã cổ phiếu hiện nay. Bài viết được thực hiện bởi trang Daututiekiem.vn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề tài chính hay đầu tư cổ phiếu, hãy để lại thông tin phía dưới phần bình luận này nhé. 

Xem thêm:

Tôi là Phương Anh - Một biên tập viên chuyên về lĩnh vực tài chính, với nhiều năm tìm hiểu về thị trường chứng khoán cũng như đầu tư, tôi hy vọng những kiến thức mà tôi tích góp được có thể hỗ trợ bạn phần nào trong công việc đầu tư của mình.

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC