Chứng khoán T+0 là gì? Quy định mới về chứng khoán T+0

0
Kiến thức chứng khoán

Chứng khoán T+0 là gì?

T+0 chứng khoán

T+0 chứng khoán

Giao dịch T0 hay còn được gọi là giao dịch chứng khoán T + 0 là hình thức giao dịch chứng khoán ngay trong ngày giao dịch (trong tiếng anh gọi là Daytrading). Có nghĩa là nhà đầu tư có thể mua và bán cùng một loại chứng khoán nhiều lần trong cùng ngày với mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận hoặc để hạn chế rủi ro do giá chứng khoán biến động theo chiều hướng đi xuống so với thời điểm mua vào. chứ không còn chờ đến 2 ngày theo quy định T+2 như trước đây. Đây là một hình thức mới và được áp dụng vào Tháng 2/2021.

Tất cả vị thế nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được đối trừ (offset) với nhau, không phát sinh nghĩa vụ thanh toán chứng khoán khi thực hiện giao dịch trong ngày, vào cuối ngày. Trong trường hợp bị lỗ hoặc được nhận tiền trong trường hợp lãi, nhà đầu tư chỉ cần thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền.

Đặc điểm của giao dịch chứng khoán T+0:

  • Tính rủi ro cao và kỹ thuật giao dịch phức tạp
  • Thích hợp hơn với các nhà đầu tư chuyên nghiệp
  • Với nhà đầu tư cá nhân, giao dịch trong ngày chỉ được áp dụng kèm theo các điều kiện nhất định.

Quy định về giao dịch chứng khoán T+0

Quy định về giao dịch chứng khoán

Quy định về giao dịch chứng khoán

Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2021.

Thông tư 120/2020 cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0). Khoản 1 Điều 10 Thông tư 120 quy định rõ: “Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán”.

Tuy nhiên phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 120 như sau:

a) Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch trong ngày. Tài khoản giao dịch trong ngày là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản giao dịch trong ngày với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường và tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu có) của từng nhà đầu tư;

  1. b) Nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trong ngày phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này, không được thực hiện các giao dịch trong ngày đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận;
  2. c) Công ty chứng khoán có quyền lựa chọn mã chứng khoán có trong danh sách chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được phép giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch trong ngày cho nhà đầu tư. Danh sách các chứng khoán được giao dịch trong ngày phải được công ty chứng khoán công khai trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán;
  3. d) Nhà đầu tư có trách nhiệm đặt các lệnh giao dịch, bảo đảm tổng số chứng khoán trên các lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán cùng mã trên các lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại. Trường hợp tổng số chứng khoán của các lệnh bán đã thực hiện nhiều hơn tổng số chứng khoán của các lệnh mua đã thực hiện hoặc ngược lại thì công ty chứng khoán có trách nhiệm thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thiếu hụt tại ngày thanh toán;

đ) Công ty chứng khoán phải từ chối thực hiện lệnh giao dịch trong ngày của nhà đầu tư khi không thể bảo đảm có đủ tiền để thanh toán và chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán;

  1. e) Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho công ty chứng khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp luật liên quan;
  2. g) Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong ngày;
  3. h) Trong một ngày giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày (xác định trên tổng giá trị mua và giá trị bán đã thực hiện) tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với vốn chủ sở hữu của công ty. Khối lượng chứng khoán được giao dịch trong ngày tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành. Các tỷ lệ này thực hiện theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước“.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 120 cũng quy định, hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày. 

Thông tư cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao dịch trong ngày trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường.

Phân biệt giao dịch T+0, T+1, T+2, T+3 trong chứng khoán

Phân biệt giao dịch T+0, T+1, T+2, T+3

Phân biệt giao dịch T+0, T+1, T+2, T+3

Giao dịch T+0

Là giao dịch mà nhà đầu tư vừa được mua và bán chứng khoán trong cùng ngày

Nhà đầu tư có thể mua và bán cùng một loại chứng khoán nhiều lần trong cùng ngày và các thanh toán diễn ra ra trong ngày

Giao dịch T+1, T+2, T+3

Là giao dịch mà sau 1, 2 hoặc 3 ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.

Các thanh toán diễn ra sau ngày giao dịch 1, 2 hoặc 3 ngày. Theo đó:

  • T+1: Thanh toán sau 1 ngày so với ngày giao dịch.
  • T+2: Thanh toán sau 2 ngày so với ngày giao dịch.
  • T+3: Thanh toán sau 3 ngày so với ngày giao dịch.

Ví dụ:

  • T+1: Nếu ngày mua cổ phiếu là ngày thứ Hai thì ngày thanh toán (ngày cổ phiếu về tài khoản) là ngày thứ Ba.
  • T+2: ngày mua cổ phiếu là ngày thứ Hai thì ngày thành toán hoặc ngày cổ phiếu về tài khoản là ngày thứ Tư.
  • T+3: ngày mua cổ phiếu là ngày thứ Sáu thì ngày thanh toán hoặc ngày cổ phiếu về tài khoản là ngày thứ Tư tuần tiếp theo (không tính ngày thứ 7 và chủ nhật).

Kết luận

Trên đây là những thông tin về giao dịch chứng khoán T+0 và quy định về giao dịch chứng khoán T+0. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy trình đầu tư chứng khoán cũng như giao dịch chứng khoán hiện nay trên thị trường. Bạn cần tìm hiểu rõ hơn về lệnh giao dịch này để khi giao dịch chứng khoán áp dụng đúng lúc giúp cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả tốt nhất.

Tôi là Lan Anh - Biên tập viên phân tích tài chính, với 5 năm tìm hiểu về thị trường tài chính cũng như đầu tư. Rất hy vọng những kiến thức mà tôi học hỏi và tích lũy được có thể hỗ trợ, cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, đầu tư hiệu quả nhất!

dang-ky-dau-tu-nhat-nam

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

[contact-form-7 id="567" title="Form đăng ký Nhật Nam"]

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC